Share
0 11 2 1 1

Kiến thức về máy vi tính căn bản phần 1

 

 Sự ra đời của máy vi tính – Tổng quan về máy vi tính .

Hằng ngày chúng ta sử dụng máy vi tính, không biết các bạn có từng tìm hiểu về lịch sử máy vinh tính không nhỉ? .Bạn có từng quan tâm đến sự ra đời của máy vi tính, cấu tạo, hoạt động , và máy vi tính nó phức tạp như thế nào không . Mình cũng như các bạn lúc đầu  cũng không biết máy vi tính là như thế nào, cũng lên internet tìm  kiếm và hôm nay mình xin viết về  kiến thức về máy vi tính căn bản  và tạo cho các bạn có cá nhìn tổng quan về nó .

Sự ra đời của máy vi tính cá nhân .

Cùng với sự phát triển  của xã hội  con người có nhưng nhu cầu  cao hơn  trong công việc và đời sống của mình . Từ những nhu cầu đó con người  bắt đầu ché tạo ra  những thứ máy móc  thông minh  một trong nhưng máy móc thiết bị đó chính là cái máy vi tính mà chúng ta sử dụng đến hiện nay

Thế hệ máy vi tính đầu tiên :   1945 – 1956 : ENIAC – Electronic Numerical Integrator And Computer  do giáo sư Mauchly và học trò Eckert tại Đại học Pennsylvania đã thiết kế từ năm 1943 và cho ra mắt vào năm 1946 một máy tính khổng lồ với thể tích dài 20 mét, cao 2,8 mét và rộng vài mét, có khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong một giây.

may vi tinh dau tien the gioiCòn nhiều giai đoạn để lên 1 máy tính cá nhân thời nay. Mãi đến năm  1975 công ty MITS ( Mỹ ) giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Altair đầu tiên trên thế giới, chiếc máy này sử dụng bộ vi xử lý 8080 của Intel, chiếc máy tính đầu tiên không có màn hình mà chỉ hiện kết quả thông qua các đèn Led gọi là MITS Altair 8800

may vi tinh dau tien MITS Altair 8800

 

Năm 1977 Apple  giới thiệu máy vi tính Apple II có màn hình và  bàn phím . Đến năm  1981 IBM cho ra  máy vi tính  có hệ thống mở  là máy  vi tính có nhiều  khe cắm  mở rộng  có thể cấm thêm  và đó là tiêu chuẩn để phát triển thế hệ máy vi tính ngày nay .Lúc nay IBM  đã tìm đến  một công ty viết phần mền  để thuê viết phần mền  cho máy vi tính của mình đó là  Microsoft  va chính là cơ hội cho Microsoft  và trở thành  công ty phần mền lớn nhất  hiện này . ( nếu không có sự kiện này thì không biết mình có cơ hội viết bài cho các bạn không)

may vi tinh dau tien the gioi IBM

Sau khi phát minh ra chuẩn PC mở rộng, IBM đã cho phép các nhà sản xuất PC trên thế giới nhái theo chuẩn của IBM và chuẩn máy tính IBM PC đã nhanh chóng phát triển thành hệ thống sản xuất máy PC khổng lồ trên toàn thế giới .IBM  không có thoả thuận độc quyền với MS DOS cho nên Microsoft có thể bán phần mềm MS DOS cho bất cứ ai, vì vậy mà Microsoft đã nhanh chóng trở thành một công ty lớn mạnh.

Kỷ Nguyên BillGate : 

Billgate năm 1981 ông làm việc suốt ngày để hoàn thành hệ điều hành MS DOS cho công ty IBM, hợp đồng của ông chỉ đáng giá bằng 5 phút thu nhập hiện nay, nhưng ông muốn cả thế giới biết đến sản phẩm đó, để rồi một ngày không xa ông sẽ làm chủ thế giới trong lĩnh vực phần mềm, đó là tầm nhìn của một …tỷ phúbill gate he dieu hanh windows

Hệ điều hành cho máy vi tính  đã được Microsoft kiểm soát và thống trị trong suốt quá trình phát triển của máy tính cá nhân .

+ Từ năm 1981 đến 1990 là hệ điều hành MS DOS phát triểnqua nhiều phiên bản và đã có trên 80% máy tính PC trên thế giới sử dụng hệ điều hành này .

+ Năm 1991 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows 3.1 và có trên 90% máy tính PC trên Thế giới sử dụng .

+ Năm 1995 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows 95 và có khoảng 95% máy tính PC trên Thế giới sử dụng.

+ Năm 1998 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows 98 và có trên 95% máy tính PC trên Thế giới sử dụng.

+ Năm 2000 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows 2000

+ Năm 2002 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows XP

+ Năm 2007 Microsoft cho ra đời hệ điều hành windows vista không được kỳ vọng cho lắm

+ Tháng 10 Năm 2009 Microsoft cho ra đời  hệ điều hành windows 7

+ Hiện nay là Windows 8 nhẹ và thích hợp cho cảm ứng.

 

ThinhNguyen

 

Summary
Review Date
Reviewed Item
Author Rating
5
  1. […] ! Trong phần 1  về kiến thức về máy vi tính căn bản 1!  mình đã chia sẻ cho các bạn về  sự ra đời của máy vi tính như thế nào . […]

Leave a Comment